Dropshipping giày chính là lựa chọn hoàn hảo vào năm 2025. Với nhu cầu tiêu dùng liên tục, nguồn cung phong phú toàn cầu đã giúp giày trở thành mặt hàng đầy tiềm năng cho cả người mới bắt đầu và nhà bán hàng có kinh nghiệm. Trong bài viết này, Sell Monkey sẽ hướng dẫn bạn từ A-Z về cách làm dropshipping giày, chắc chắn bạn không thể bỏ qua.
Làm Dropshipping giày gồm những sản phẩm nào?
Ngành hàng giày dép rất đa dạng, mỗi loại giày sẽ phục vụ cho những thị trường ngách khác nhau. Dưới đây là các loại giày phổ biến và tiềm năng cao để dropshipping:
1. Giày thể thao (Sneakers)
Sneakers luôn là lựa chọn hàng đầu cho dropshipping nhờ nhu cầu cao, xu hướng thay đổi nhanh và lượng người dùng đông đảo. Đặc biệt, sneaker phù hợp với nhiều phong cách (casual, athleisure) và tấ cả đối tượng khách hàng, từ người già, người đi làm lẫn trẻ nhỏ. Với loại sản phẩm này, bạn có thể thoải mái sáng tạo với sneakers thời trang, sneakers chuyên cho gym/running hoặc dòng “chunky sneakers” đang thịnh hành trên TikTok.
2. Giày thời trang (Fashion Shoes)
Phân khúc này bao gồm các loại giày như giày cao gót, giày búp bê, giày Oxford, boots thời trang… Đây là thị trường lớn với đối tượng mục tiêu chủ yếu là nữ giới từ 18-45 tuổi.
3. Giày custom (Customized Shoes)
Giày thiết kế theo yêu cầu đang trở thành xu hướng vì tính cá nhân hóa và độc bản. Bạn có thể hợp tác với các nhà cung cấp như Printify để dropship giày được in hình ảnh/slogan riêng của khách. Đây là thị trường ngách có biên lợi nhuận cao nhưng cần đầu tư vào thiết kế và marketing tốt.
4. Giày phát sáng
Loại giày này nhắm đến đối tượng khách hàng là trẻ em và giới trẻ. Chúng được bán phổ biến trong dịp lễ hội hoặc các sự kiện đặc biệt. Bạn có thể tập trung vào giày sneaker LED, sandal phát sáng, hoặc giày trẻ em có hiệu ứng âm thanh và đèn.
5. Ủng mùa đông
Sản phẩm này thích hợp kinh doanh tại các thị trường có mùa đông lạnh giá như Mỹ, Đức, Canada, Bắc Âu. Với ủng mùa đông, khách hàng sẽ yêu cầu sản phẩm cần giữ ấm, chống nước tốt, thoải mái và có độ bền cao, nên bạn cần lưu ý đến yếu tố chất liệu và độ bền khi chọn nhà cung cấp.
6. Giày khiêu vũ
Giày khiêu vũ bao gồm giày múa ballet, giày Latin, giày ballroom… với tệp khách hàng thường là vũ công, sinh viên học nhảy hoặc người tham gia các CLB về nhảy múa. Đây là sản phẩm có biên lợi nhuận tốt, ít cạnh tranh, nhưng yêu cầu sản phẩm phải có chất lượng tốt và đúng kỹ thuật.
7. Giày leo núi (Hiking Boots)
Giày leo núi phù hợp với những người yêu du lịch, dã ngoại và thể thao ngoài trời. Thị trường này tăng trưởng nhanh hậu đại dịch khi phong trào outdoor phát triển mạnh. Khi bắt đầu kinh doạnh, bạn nên chọn sản phẩm có đế bám tốt, chống nước và chống trượt đến từ các nhà cung cấp uy tín.
8. Ủng lao động (Work Boots)
Sản phẩm dùng cho người lao động như kỹ sư công trình, thợ sửa chữa… thường là giày bảo hộ có khả năng chịu lực tốt, chống đâm xuyên để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Bạn nên tập trung vào độ bền, tiêu chuẩn an toàn và sự thoải mái khi mang nếu lựa chọn sản phẩm này để kinh doanh.
Lý do bạn nên bắt tay làm dropshipping giày
Dưới đây là những lý do bạn không thể bỏ lỡ việc dropshipping giày:
1. Thị trường khổng lồ và tăng trưởng ổn định
Theo báo cáo của Statista, doanh thu thị trường giày toàn cầu chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể. Năm 2024 hơn 430 tỷ USD và được dự đoán sẽ tăng trưởng với tốc độ trung bình 5,23% mỗi năm từ 2025 đến 2029. Cũng như theo Grand View Research, 2023, trung bình mỗi người tiêu dùng tại Mỹ mua từ 4–5 đôi giày mỗi năm, trong đó hơn 60% các giao dịch diễn ra online.
2. Sản phẩm tiêu dùng thiết yếu với vòng đời ngắn
Giày là sản phẩm thiết yếu có vòng đời ngắn nên người dùng cần thay mới định kỳ do hao mòn, lỗi thời hoặc nhu cầu sử dụng khác nhau như thể thao, công sở, du lịch…
3. Đa dạng phân khúc thị trường
Bạn có thể lựa chọn bắt đầu với các thị trường khác nhau như thời trang nữ cạnh tranh cao nhưng lợi nhuận hấp dẫn. Giày trẻ em ít cạnh tranh, nhu cầu tăng trưởng đều đặn, giày custom phù hợp xây dựng thương hiệu cá nhân hoá. Hay giày bảo hộ, hiking boots ít người làm nhưng giá trị đơn hàng cao.
4. Biên lợi nhuận tốt
So với các mặt hàng điện tử hay gia dụng, giày thường có chi phí sản xuất tương đối thấp trong khi mức giá bán ra thị trường có thể cao gấp 3–5 lần. Các sản phẩm giày thời trang, giày thiết kế riêng hoặc giày từ thương hiệu ít tên tuổi nhưng mẫu mã đẹp có thể đạt biên lợi nhuận lên đến 60–70%.
5. Thói quen mua giày online tăng mạnh sau đại dịch
Hành vi mua hàng online giày đã trở nên phổ biến, đặc biệt sau đại dịch COVID-19. Theo khảo sát của McKinsey (2023), hơn 70% người tiêu dùng dưới 35 tuổi cho biết họ thích thử giày online với video, AR hoặc review thực tế từ người dùng hơn là tới cửa hàng truyền thống.
Hướng dẫn các bước xây dựng một cửa hàng Dropshipping giày
Để thành công khi bắt tay làm dropshipping giày, bạn cần một quy trình bài bản gồm 5 bước sau đây:
1. Nghiên cứu thị trường giày
Trước khi xây dựng cửa hàng giày online, bạn cần tiến hành nghiên cứu thị trường một cách kỹ lưỡng bởi đây là bước quyết định đến sự thành bại của cả quá trình. Bạn cần biết rõ mình sẽ phục vụ ai, ở đâu và với nhu cầu gì.
- Xác định phân khúc mục tiêu: Ví dụ: giày sneaker nữ dành cho độ tuổi tuổi 18–30, sở thích yêu thời trang Hàn Quốc, hay giày bảo hộ cho nam công nhân ngành xây dựng tại Mỹ.
- Phân tích xu hướng: Bạn nên sử dụng các công cụ phân tích phổ biến và chuyên dụng như Google Trends, TikTok Creative Center, Amazon Best Sellers để xác định loại giày đang hot.
- Phân tích đối thủ: Tìm 3–5 đối thủ bán cùng sản phẩm trên Facebook Ads Library, Amazon để học hỏi chiến lược giá, ảnh, video, cách mô tả sản phẩm.
Một lưu ý nhỏ là thị trường ngách (niche) thường ít cạnh tranh hơn, dễ quảng bá và giữ chân khách hàng tốt hơn. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ để đưa ra những quyết định đúng đắn.
2. Chọn nền tảng bán giày
Việc chọn đúng nền tảng là bước quan trọng để xây dựng một cửa hàng dropshipping giày thành công. Nền tảng phù hợp không chỉ giúp bạn tiết kiệm chi phí ban đầu mà còn hỗ trợ tối ưu hóa quảng cáo, quản lý sản phẩm và vận hành trơn tru. Đối với dropshipping các sản phẩm là giày dép, khi tìm nền tảng, bạn cần:
- Tích hợp với nhà cung cấp giày: Đảm bảo nền tảng dễ dàng kết nối với các nguồn cung cấp giày, hỗ trợ đồng bộ nhanh danh mục như sneakers, sandal hay giày thể thao tùy chỉnh.
- Hỗ trợ hình ảnh chất lượng cao: Chọn nơi cho phép hiển thị ảnh giày sắc nét, đa góc độ, giúp khách hàng đánh giá chi tiết kiểu dáng, chất liệu trước khi mua.
- Quản lý biến thể linh hoạt: Giày có nhiều kích cỡ (US, EU) và màu sắc, nên nền tảng cần hỗ trợ quản lý size, màu dễ dàng để tránh lỗi đơn hàng.
- Tối ưu SEO cho giày: Tìm nền tảng có công cụ giúp sản phẩm giày lên top tìm kiếm với từ khóa như ‘best running shoes’ hoặc ‘leather boots for women’.
- Chi phí phù hợp ngân sách: Ưu tiên nền tảng có mức giá khởi điểm thấp, đủ tính năng quản lý cửa hàng giày mà không đòi hỏi đầu tư lớn ban đầu.
3. Tìm nhà cung cấp giày dropshipping
Nhà cung cấp đóng vai trò quan trọng trong mô hình dropshipping, bởi một nhà cung cấp tốt sẽ giúp bạn giảm thiểu rủi ro về lỗi sản phẩm, giao hàng chậm đến tỷ lệ hoàn trả cao. Một số tiêu chí lựa chọn nhà cung cấp mà bạn cần lưu ý là:
- Chất lượng giày: Chọn nhà cung cấp cung cấp giày có đế cao su bền, da hoặc vải chất lượng cao (như PU leather, mesh thoáng khí), và đường may chắc chắn để tránh bung rách – đặc biệt với sneakers hoặc giày thể thao.
- Đa dạng kích cỡ và kiểu dáng: Đảm bảo họ có đầy đủ size (US 5-13, EU 36-46) và nhiều loại giày như sneakers, boots, sandals, hoặc giày thời trang để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
- Thời gian giao hàng nhanh: Ưu tiên nhà cung cấp giao giày trong 7-14 ngày, vì khách hàng thường mong nhận giày sớm để thử fit, đặc biệt với thị trường Mỹ (kho tại California) hoặc EU (kho tại Hà Lan).
- Tùy chỉnh sản phẩm: Tìm nhà cung cấp hỗ trợ in ấn hoặc thiết kế giày theo yêu cầu (ví dụ: sneakers custom với logo), giúp bạn tạo sự khác biệt trong niche giày cạnh tranh cao.
- Chính sách đổi trả linh hoạt: Giày dễ bị trả lại do không vừa size hoặc khác hình ảnh, nên chọn nhà cung cấp chấp nhận đổi size miễn phí hoặc hoàn tiền trong 30 ngày.
4. Tối ưu sản phẩm giày
Đặc điểm của làm dropshipping giày là sản phẩm cần đáp ứng nhu cầu đa dạng về kích cỡ, phong cách và chất lượng, do đó bạn phải tập trung vào việc trình bày thông tin rõ ràng và hình ảnh chân thực để giảm thiểu rủi ro trả hàng:
- Hình ảnh chất lượng cao: Chụp giày từ nhiều góc (mặt trên, bên hông, đế giày) với ánh sáng tốt, hoặc dùng ảnh từ nhà cung cấp nhưng chỉnh sửa để đồng bộ với thương hiệu. Ví dụ, giày thể thao cần khoe chi tiết đế chống trơn, còn giày cao gót cần nhấn vào độ cao và kiểu dáng.
- Mô tả chi tiết: Ghi rõ chất liệu (da thật, vải lưới, cao su), kích cỡ (theo chuẩn US/UK/EU), và công dụng (giày chạy bộ, giày công sở). Thêm từ khóa như ‘thoáng khí’, ‘bền bỉ’ để tăng sức hút.
- Bảng kích cỡ chính xác: Cung cấp bảng so sánh kích cỡ chi tiết (dài/rộng chân) vì giày online dễ bị trả lại nếu không vừa.
- Chính sách bảo hành, đổi trả: Làm rõ quy trình đổi trả, bảo hành để khách hàng yên tâm khi mua sắm.
5. Quảng bá sản phẩm và cửa hàng của bạn
Đây là bước giúp bạn thực sự có doanh thu. Bạn cần tiếp cận đúng người, đúng kênh và đúng thời điểm để đạt doanh số cao nhất có thể. Một số chiến lược quảng cáo hiệu quả như:
- Quảng cáo trên TikTok và Instagram: Tạo video ngắn giới thiệu giày (unbox giày sneaker, thử giày thời trang) nhắm đến giới trẻ yêu thích phong cách đường phố hoặc giày thể thao. Sử dụng hashtag như #SneakerStyle hoặc #ShoeDrops để tăng khả năng tiếp cận.
- Hợp tác với influencer: Liên hệ các micro-influencer (10.000-50.000 follower) trong niche giày để review sản phẩm, ví dụ giày chạy bộ hoặc giày cao gót thời thượng, chi phí từ 50-150 USD mỗi bài.
- Google Ads với từ khóa cụ thể: Chạy quảng cáo tìm kiếm dùng từ khóa như ‘best running shoes 2025’ hoặc ‘affordable leather boots’ để nhắm đến khách hàng đang tìm giày phù hợp nhu cầu (thể thao, công sở).
- Retargeting khách ghé thăm: Dùng Facebook Pixel để hiển thị quảng cáo giày (như giày thể thao limited edition) cho những ai đã xem sản phẩm nhưng chưa mua, tăng tỷ lệ chuyển đổi.
- Nội dung blog về giày: Viết bài như ‘Top 10 mẫu giày sneaker hot nhất 2025’ hoặc ‘Cách chọn giày chạy bộ cho người mới’ để thu hút traffic tự nhiên và xây dựng uy tín cửa hàng.
Các thị trường tiềm năng cho Dropshipping giày
Dưới đây là 3 thị trường dropshipping giày tiềm năng trong năm 2025:
1. Mỹ
Mỹ là thị trường TMĐT lớn thứ hai thế giới với doanh thu hơn 1,2 nghìn tỷ USD (2024). Người tiêu dùng Mỹ quen mua giày online, từ sneaker đến custom shoes. Họ đánh giá cao trải nghiệm khách hàng và sẵn sàng chi mạnh cho sản phẩm độc đáo, cá nhân hóa.
Mỹ có hạ tầng logistics tốt (USPS, FedEx, Amazon FBA) và nhiều nhà cung cấp nội địa như Zendrop, Trendsi giúp giao nhanh 2–5 ngày. Phân khúc tiềm năng gồm: sneaker thời trang, giày custom, work boots và giày thể thao cao cấp.
2. Đức
Đức là nền kinh tế lớn nhất EU, người tiêu dùng ưu tiên chất lượng, bền vững và tin tưởng hàng sản xuất tại châu Âu. Họ trung thành với thương hiệu, thích thông tin minh bạch và có tỷ lệ hoàn trả thấp.
Làm dropshipping giày tại Đức thuận lợi nhờ có nhà cung cấp nội địa như Matterhorn, BrandsDistribution. Cạnh tranh cũng thấp hơn nếu dùng tiếng Đức. Nên tập trung vào giày da thật, giày business nam, giày ergonomic cho trẻ em, ủng mùa đông và giày nữ trung niên.
3. Úc
Úc có dân số nhỏ nhưng hành vi tiêu dùng giống Mỹ/EU, đặc biệt Gen Z và Millennials chuộng mua sắm online. TMĐT tăng trưởng 10–12%/năm, trong khi chi phí ads rẻ hơn Mỹ tới 30%, thích hợp test sản phẩm với ngân sách nhỏ.
Lợi thế của làm dropshipping giày tại Úc là giao hàng nhanh từ Trung Quốc (7–12 ngày). Mùa ngược với Mỹ/EU giúp tận dụng tốt thời điểm bán hàng. Phân khúc tiềm năng bạn có thể cân nhắc là sneaker, espadrilles, sandal cao su và giày custom.
Top 5 nhà cung cấp dropshipping giày uy tín nhất năm 2025
Một nhà cung cấp tốt sẽ giúp bạn có sản phẩm chất lượng, giao hàng nhanh và giảm thiểu rủi ro. Dưới đây là 5 nhà cung cấp dropshipping giày uy tín năm 2025.
1. Matterhorn
- Số lượng đặt hàng tối thiểu: 0
- Khả năng tích hợp đa nền tảng: Hỗ trợ Shopify, WooCommerce, PrestaShop qua API/plugin.
Matterhorn là nhà cung cấp nổi bật tại Châu Âu, chuyên về giày nữ và thời trang cao cấp. Họ có kho hàng tại Ba Lan, hỗ trợ giao nhanh trong EU từ 2–5 ngày. Matterhorn có sản phẩm đa dạng, phù hợp với thị trường Đức, Pháp, Hà Lan và tích hợp tốt với Shopify, WooCommerce. Đây là lựa chọn lý tưởng cho các cửa hàng muốn định vị thương hiệu thời trang nữ tại Châu Âu.
2. Trendsi
- Số lượng đặt hàng tối thiểu: 0
- Khả năng tích hợp đa nền tảng: Tích hợp với Shopify, WooCommerce qua ứng dụng chính thức.
Trendsi là nhà cung cấp nội địa Mỹ chuyên về giày và thời trang nữ, với lợi thế kho hàng tại California mà việc giao hàng trở lên nhanh chóng từ 2–4 ngày. Sản phẩm tại nhà cung cấp này được kiểm định kỹ với hình ảnh chuyên nghiệp và có hỗ trợ đổi trả linh hoạt. Trendsi rất phù hợp với những ai muốn bán hàng tại Mỹ và xây dựng thương hiệu cá nhân mạnh mẽ.
3. BrandsGateway
- Số lượng đặt hàng tối thiểu: 0
- Khả năng tích hợp đa nền tảng: Hỗ trợ Shopify, WooCommerce, Magento qua API.
BrandsGateway tập trung vào giày và thời trang cao cấp, cung cấp hàng chính hãng từ các thương hiệu như Dolce & Gabbana, Balmain… Nhà cung cấp giày này tích hợp tốt với Shopify, có kho tại EU và Mỹ, đảm bảo được nguồn hàng uy tín và thời gian giao nhanh. Đây là lựa chọn tối ưu cho các cửa hàng định vị phân khúc cao cấp và có biên lợi nhuận cao.
4. Printify
- Số lượng đặt hàng tối thiểu: 0
- Khả năng tích hợp đa nền tảng: Tích hợp Shopify, WooCommerce, Etsy qua ứng dụng.
Printify là nền tảng dropshipping custom hàng đầu, cho phép bạn thiết kế giày theo yêu cầu với mạng lưới nhà in toàn cầu. Printify rất phù hợp với các cửa hàng muốn xây dựng thương hiệu cá nhân, giày nghệ thuật hoặc giày quà tặng theo chiến dịch.
5. Zendrop
- Số lượng đặt hàng tối thiểu: 0
- Khả năng tích hợp đa nền tảng: Hỗ trợ Shopify, WooCommerce qua tự động hóa đơn hàng.
Zendrop là nền tảng dropshipping phổ biến tại Mỹ khi sở hữu kho ở cả nội địa lẫn quốc tế. Họ hỗ trợ in thương hiệu riêng (private label), giao hàng nhanh và đồng bộ đơn hàng tự động. Zendrop phù hợp cho những ai muốn scale nhanh và xây dựng thương hiệu riêng bền vững trên thị trường quốc tế.
Một số nền tảng phù hợp cho làm dropshipping giày
Dưới đây là 5 nền tảng phổ biến và đáng tin cậy để bắt đầu làm dropshipping giày trong năm 2025.
1. Shopify
Shopify là nền tảng thương mại điện tử mạnh mẽ nhất hiện nay dành cho dropshipping. Với giao diện hiện đại, dễ sử dụng và tích hợp trực tiếp với các app như DSers, Zendrop, Spocket, Shopify rất lý tưởng cho người mới bắt đầu kinh doanh nhưng muốn mở rộng quy mô nhanh chóng. Nền tảng có sự ổn định và được đội ngũ chăm sóc khách hàng hỗ trợ tốt.
2. WooCommerce
WooCommerce là plugin miễn phí cho WordPress, phù hợp với những ai đã có kiến thức cơ bản về website hoặc muốn tùy chỉnh sâu. Với nền tảng này, người dùng sẽ kiểm soát được toàn bộ hệ thống, tối ưu SEO và content marketing hiệu quả hơn so với Shopify. Tuy nhiên, bạn sẽ phải tự lo hosting, bảo mật và cập nhật plugin định kỳ.
3. BigCommerce
Dành cho những ai muốn mở rộng quy mô kinh doanh giày, BigCommerce cung cấp khả năng quản lý danh mục sản phẩm đa dạng – từ giày bốt, sandal đến giày chạy bộ. Nền tảng này có tính năng SEO mạnh mẽ, giúp sản phẩm giày của bạn dễ xuất hiện trên Google khi khách hàng tìm kiếm.
4. Shift4Shop
Shift4Shop là lựa chọn thay thế cho Shopify với mức chi phí thấp hoặc thậm chí miễn phí (nếu bạn dùng cổng thanh toán Shift4). Nền tảng có giao diện thân thiện, tùy biến dễ dàng và hỗ trợ SEO hiệu quả. Tuy nhiên, hệ sinh thái app và cộng đồng chưa mạnh như Shopify, nên phù hợp hơn với người có kỹ năng cơ bản và ngân sách hạn chế.
5. Amazon
Amazon là nền tảng khổng lồ giúp bạn tiếp cận hàng triệu khách hàng sẵn có. Tuy nhiên, bạn cần tuân thủ nhiều quy định nghiêm ngặt, mức phí cao và cạnh tranh gay gắt. Amazon rất phù hợp để bán giày có công năng chuyên biệt như work boots, hiking boots, hoặc nếu bạn đã có thương hiệu riêng muốn scale lớn.
Nhìn chung, việc chọn nền tảng cũng phụ thuộc vào thị trường mục tiêu và loại giày bạn muốn bán. Nếu nhắm đến giới trẻ yêu sneaker, Shopify với khả năng quảng cáo mạnh sẽ là ưu tiên. Ngược lại, nếu bạn muốn kiểm soát chi phí và bán giày thủ công độc đáo, WooCommerce có thể là lựa chọn tối ưu.
6 mẹo tối ưu lợi nhuận khi làm dropshipping giày
rong quá trình vận hành cửa hàng dropshipping giày, bạn có thể tham khảo 6 kinh nghiệm mà Sell Monkey đã đúc kết được sau đây:
- Chọn sản phẩm giày theo xu hướng: Tập trung vào các mẫu hot như sneakers trắng, giày chunky hoặc boots cổ thấp đang được tìm kiếm trên TikTok, Google Trends. Điều này giúp tăng tỷ lệ bán mà không cần quảng cáo quá nhiều.
- Tối ưu giá bán dựa trên thị trường: Đặt giá gấp 2-3 lần giá gốc (ví dụ: giày 10 USD bán 25-30 USD), nhưng nghiên cứu đối thủ để tránh quá cao, đặc biệt với giày thể thao hoặc giày thời trang nữ.
- Giảm chi phí vận chuyển: Chọn nhà cung cấp có kho gần thị trường mục tiêu (Mỹ, EU) để shipping dưới 7 ngày, hoặc bán giày nhẹ như sandal, giày vải để tiết kiệm phí vận chuyển.
- Upsell phụ kiện giày: Kết hợp bán dây giày, tất thời trang hoặc xịt chống thấm cùng đơn hàng giày, tăng giá trị đơn trung bình (AOV) thêm 5-10 USD.
- Chạy quảng cáo nhắm đúng đối tượng: Sử dụng Facebook Ads hoặc TikTok Ads nhắm đến nhóm tuổi 18-35, yêu thích sneaker culture hoặc thời trang đường phố, tối ưu chi phí click dưới 1 USD.
- Tận dụng đánh giá và hình ảnh thực: Đăng ảnh khách hàng mang giày (UGC) hoặc khuyến khích review 5 sao bằng mã giảm giá, xây dựng lòng tin và tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Lời kết
Làm dropshipping giày không chỉ là một xu hướng nhất thời mà là một mô hình kinh doanh bền vững nếu bạn có chiến lược đúng đắn. Bằng cách chọn sản phẩm phù hợp, tập trung vào thị trường tiềm năng, hợp tác với nhà cung cấp uy tín và sử dụng nền tảng tối ưu, bạn hoàn toàn có thể thu về lợi nhuận khủng. Đừng quên áp dụng các mẹo tối ưu lợi nhuận mà Sell Monkey bật mí cho bạn nhé!